CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN: 2015 – 2020

Lượt xem:


   PHÒNG GIÁO DỤC EA KAR

TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN CỪ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 10 /KH-TH Cư Ni, ngày 20 tháng 6 năm 2015

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

 GIAI ĐOẠN: 2015 – 2020

 

 

– Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

– Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

– Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

– Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;

– Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ea Kar và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cư Ni , nhiệm kỳ 2015-2020;

          Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ xây dựng  chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 như sau:

PHẦN I

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

 

  1. Khái quát tình hình kinh tế -xã hội của xã Cư Ni

Xã Cư Ni được thành lập từ  năm 1989. Là một xã gần trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Eakar.

Phía Bắc: giáp thị trấn Eakar  – huyện Ea Kar.

Phía Nam: giáp xã Ea Ô   – huyện Ea Kar

Phía Tây: giáp xã EaKMút    – huyện Ea Kar

Phía Đông: giáp xã EaĐa  và xã E Păl  – huyện Ea Kar.

Xã có diện tích tự nhiên 5.821 ha. Toàn xã có 23 đơn vị thôn , buôn trong đó có 03 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Dân số  17.678  khẩu với 4.160 hộ, có 07 dân tộc anh em cùng  sinh sống và có 03 tôn giáo chính với 2.318 người.

Do đặc điểm địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai nên xã Cư Ni chủ yếu sản xuất bằng nghề nông, giá trị sản phẩm chủ yếu thu nhập từ nông nghiệp chiếm 73%. Mặc dầu những năm gần đây đã có sự chỉ đạo quan tâm của các cấp các ngành nên nền kinh tế nhìn chung đã có nhiều thay đổi, sản xuất hàng nông sản có nhiều mặt hàng. Năm sau cao hơn năm trước. So với mặt bằng chung của toàn huyện thì xã Cư Ni vẫn là một xã có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống vật chất, tinh thần có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhưng một số bộ phận không nhỏ nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Đảng ủy, UBND xã đã điều hành cụ thể trên từng mặt công tác, từng lĩnh vực kinh tế – xã hội; cùng với các cơ quan khối đoàn thể động viên tinh thần của toàn dân thi đua lao động sản xuất để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu KT-XH đã đề ra.

  1. Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục

Đảng ủy và chính quyền địa phương xã Cư Ni rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn, cụ thể đối với trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ.

– Quan tâm đầu tư cho trường một diện tích đất rộng  với diện tích 6.400 m2, nằm trung tâm xã Cư Ni nên thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón học sinh hằng ngày.

– Đầu tư cơ sở vật chất khang trang, 14 phòng học, trong đó 08 phòng học được xây cao tầng do ngân sách và nhân dân đóng góp, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II từ năm học 2011-2012 và trở thành một trong những trường trọng điểm của huyện.

– Được sự quan tâm của Đảng ủy, trường đã thành lập Chi bộ riêng từ năm 1997 nên thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các hoạt động dạy và học trong nhà trường một cách có hiệu quả.

– Quan tâm, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối kết hợp cùng đơn vị trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; công tác PCGDTHĐĐT, công tác huy động, vận động học sinh ra lớp, chăm sóc và giáo dục học sinh trên địa bàn đạt hiệu quả.

  1. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục:

Đời sống của người dân xã Cư Ni  những năm gần đây tương đối ổn định. Nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em và đã phối hợp rất tốt với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là:

– Phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh và chỉ bảo con em học tập tốt.

– Quan tâm cho trẻ đúng độ tuổi đến trường, duy trì việc chuyên cần học tập  của con em, nhiều năm liền nhà trường không có học sinh bỏ học.

– Chi hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên sinh hoạt định kỳ, phối hợp với lãnh đạo trường thực hiện việc giáo dục học sinh, tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tham gia tốt các phong trào trong nhà trường và ngành tổ chức.     

Một số phụ huynh học sinh, nhiều gia đình còn khoán trắng việc học tập của con em cho nhà trường. Vấn đề này cũng tác động đến nhận thức học tập của học sinh trong trường.

  1. Thực trạng của nhà trường
  2. Quy mô trường lớp

Năm học 2015-2016, toàn trường có 14 lớp, 100% học sinh đều được học 2 buổi/ngày.

Bảng 1 – Thống kê tình số  lớp, số học sinh năm 2015-2016

STT Khối Số lớp Tổng số

HS

Nữ Dân tộc Khuyết tật BQ HS/lớp Ghi chú
1 I 3 88 41   1 29 Học 2 b/ ngày
2 II 3 75 37 2 2 25 Học 2 b/ ngày
3 III 2 64 28     32 Học 2 b/ ngày
4 IV 3 73 31     24 Học 2 b/ ngày
5 V 3 83 44 1 1 28 Học 2 b/ ngày
TC 5 khối 14 383 181 3 3    

          *Ưu điểm

– Sĩ số học sinh trên lớp không quá  32 học sinh. Có 100% số lớp học 2 buổi /ngày, thuận lợi cho việc giảng dạy, theo dõi chất lượng học sinh.

– Công tác tuyển sinh tại trường hằng năm được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và đảm bảo chỉ tiêu cấp trên giao, tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 thực hiện 100%.

 * Hạn chế

Số trẻ sinh trong các độ tuổi hàng năm không ổn định, năm nhiều, năm ít nên ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, sắp xếp đội ngũ.

  1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Bảng 2 – Thống kê tình hình đội ngũ CB,GV,NV năm học 2015-2016

Số lượng Tuổi đời Tuổi nghề Trình độ
Tổng số BGH GV CNV <30 30-45 >45 <5

năm

5-10 năm > 10 năm ĐH THSP
28 2 20 6 3 12 13 5 6 16 15 8 5
 Nữ 27 2 20 5 2 12 13 4 6 16 15 8 4

Bảng 3 – Thống kê cơ cấu  đội giáo viên năm học 2015-2016

CBQL Giáo viên
TS Tiểu học Thể dục Âm nhạc Mĩ thuật Tin NN
2 20  16 1 0 1 1 1

          2.2. Chất lượng

          2.2.1. Đối với Cán bộ quản lý

          Tổng số: 02 (Trong đó Đại học: 02; Đảng viên: 02)

2.2.2. Đối với giáo viên

– Tổng số: 20; nữ 20. Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn: 20/20, tỷ lệ 100% (13 ĐH; 5CĐ; 2 THSP); Trên chuẩn: 18/20, tỷ lệ   90%.

– Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Xuất sắc 19/19 (100%);

– Đảng viên của trường: 18/28, tỷ lệ 64,3%.

Bảng 4 – Số giáo viên giỏi các cấp 5 năm gần đây

Năm học Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh
2010- 2011 16 Không tổ chức thi 2
2011-2012 15 10 2
2012-2013 16 Không tổ chức thi 2
2013-2014 13 6 1
2014-2015 15 Không tổ chức thi 1

          * Ưu điểm

– Cán bộ quản lý nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo tốt, có uy tín với tập thể.

– Tập thể sư phạm là một khối đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần tự giác.

– Giáo viên nhiệt tình quan tâm đến việc giáo dục học sinh, được học sinh yêu mến.

– Có nhiều giáo viên có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy. Có một số giáo viên trẻ nhiệt huyết và năng lực sư phạm tốt. Có giáo viên dạy giỏi đạt thành tích cao.

– Tỉ lệ 1,43 giáo viên/ lớp, đảm bảo dạy 2 buổi/ngày

* Hạn chế: Một số giáo viên tuổi khá cao nên việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế.

  1. Chất lượng giáo dục toàn diện.

Bảng 5 – Thống kê chất lượng đạt trà 5 năm gần đây

Năm học Số HS

đánh giá

Giỏi

(HT)

Khá

(CHT)

TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL %
2010-2011 331 100 100 30,2% 165 49,8 65 19,7% 1 0,3%
2011-2012 329 100 98 29,8% 167 50,8% 64 19,4% 0  
2012-2013 337 100 102 30,3% 170 50,4% 63 18,7% 2 0,6%
2013-2014 343 100 106 30,9% 172 50,1% 62 19% 0  
2014-2015 354 100 353 99,7% 1 0,3%        

          * Ưu điểm: Chất lượng đại trà ổn định, số học sinh giỏi tăng. Chất lượng học sinh năng khiếu ngày một tăng. Các hội thi của thầy và trò đều đạt thành tích cao.

          * Hạn chế: Vẫn còn học sinh yếu. Chất lượng môn Tiếng Anh thấp. Phong trào thi đua chưa ổn định..

  1. Cơ sở vật chất

Bảng 7 – Thống kê tình hình cơ sở vật chất năm học 2015-2016

Hiện trạng Số lượng Diện tích (m2) Ghi chú
Khuôn viên   6850  
Khối phòng học 14 3.258 8 Phòng KC +

6 Bán kiên cố

Khối phòng phục vụ học tập      
– Phòng giáo dục Âm nhạc 1 55 Bán kiên cố
– Phòng tin học 1 55 Bán kiên cố
– Phòng ngoại ngữ 1 55  Bán kiên cố
– Thư viện 1 55 Bán kiên cố
–         Thiết bị 1 55 Bán kiên cố
– Phòng truyền thống và HĐ Đội 1 55 Bán kiên cố
Phòng GDTC 1 180 Bán kiên cố
Khối phòng hành chính quản trị      
– Phòng Hiệu trưởng 1 16 Bán kiên cố
– Phòng Phó Hiệu trưởng 1 13 Bán kiên cố
– Văn phòng 1 133  Bán kiên cố
– Phòng Y tế 1 55 Bán kiên cố
– Kho 1 44 Bán kiên cố
– Phòng bảo vệ 1 33 Bán kiên cố
–         Nhà bếp 1 54 Bán kiên cố
– Phòng ăn 1 173 Bán kiên cố
– Nhà vệ sinh dành cho giáo viên 1 10 Bán kiên cố
– Nhà vệ sinh dành cho học sinh 2 10 Bán kiên cố
– Tường rào 1 287  
– Sân chơi 1 4040  
       

* Ưu điểm:

– Cơ sở vật chất trường xây mới khang trang, đảm bảo nhu cầu dạy và học.

– Khuôn viên trường xanh – sạch – đẹp, thoáng mát.

– Trong lớp có các tủ đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động dạy và học.

– Thư viện trường đã Công nhận đạt Thư viện Tiên tiến năm 2014.

– Phòng học đủ 100% học 2 buổi/ngày, bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi đúng quy định.

– Diện tích đảm bảo, bình quân 17m2/học sinh. 14 phòng/14 lớp ( Trong đó có 8 phòng học  kiên cố). Trường có các hạng mục: sân chơi, nhà vệ sinh, phòng học tin học cơ bản đảm bảo nhu cầu dạy và học.

– Một số công trình phụ trợ: Hệ thống nhà vệ sinh, nước sạch đảm bảo.

* Hạn chế:

– Trang thiết bị dạy học đã hư hỏng nhiều, chưa có kinh phí thay thế.

          III. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức.

  1. 1. Điểm mạnh

– Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương.

– Trường có Chi bộ nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

– Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đã qua các lớp chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản lý.

– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong công tác, 90% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Có nhiều giáo viên kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

– Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo tương đối cao, mang tính ổn định.

– Các lĩnh vực khác về tổ chức quản lý tài chính, thanh tra – thi đua, Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên trong nhà trường hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.

– Phối hợp tốt với phụ huynh trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

– Hệ thống phòng học và 1 số công trình phụ trợ đảm bảo, khuôn viên xanh, sạch, đẹp.

  1. 2. Điểm yếu

– Một số giáo viên chưa thích ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

– Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động của trường.

– Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường còn hạn chế, chưa huy động được nhiều sự đầu tư, đóng góp của các cá nhân, lực lượng xã hội về nhân lực và vật lực để tu sửa trường lớp, khen thưởng động viên học sinh và giáo viên.

  1. Thời cơ

– Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh.

– Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ trên chuẩn khá cao (97%).

– Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch theo Đề án nông thôn mới. Diện tích của nhà trường còn đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.

  1. Thách thức

– Đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, nhân viên.

– Xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Giáo dục học sinh không chỉ phụ thuộc nhà trường mà là trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

  1. Xác định vấn đề ưu tiên

– Xây dựng cơ sở vật chất: xây thêm phòng học, phòng học bộ môn, cải tạo sân chơi, quy hoạch hệ thống cây xanh, tổ chức cho học sinh ăn bán trú.

– Tham mưu bổ nhiệm cán bộ quản lý; tuyển dụng đủ số lượng, đủ cơ cấu giáo viên, đảm bảo chất lượng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tăng cường bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ khả năng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh.

– Chất lượng giáo dục học sinh có sự chuyển biến toàn diện, đặc biệt là rèn kĩ năng sống để phát triển năng lực con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

PHẦN II

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

  1. Tổng quan

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ đã dần từng bước vươn lên khẳng định là một trong những trường đứng tốp đầu của huyện Ea Kar. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, luôn giữ vững tập thể Lao động tiên tiến, Lao động xuất sắc, giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh trong xã Cư Ni nói riêng và toàn huyện Ea Kar nói chung.

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của ban Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường. Là căn cứ tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Cư Ni có hoạch định phát triển nhà trường. Đồng thời là kim chỉ nam trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học hàng năm.

Xây dựng và triển khai kế hoạch của trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ  là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ  cùng các trường tiểu học trong toàn huyện, xây dựng ngành giáo dục của huyện Ea Kar nói chung, địa phương  xã Cư Ni nói riêng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước.

  1. Định hướng phát triển
  2. Quy mô số lớp, số học sinh.

Bảng 8 Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2015-2020

Năm học Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Toàn trường
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
2015-2016 3 88 3 75 2 64 3 73 3 83 14 383
2016-2017 3 72 3 85 3 75 2 62 3 72 14 366
2017-2018 3 75 3 72 3 80 3 77 2 62 14 366
2018-2019 3 91 3 73 2 71 3 77 3 74 14 386
2019-2020 3 70 3 90 3 72 2 70 3 81 14 383
2020-2021 3 84 3 71 3 89 3 73 2 69 14 386
  1. 2. Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nhà trường có môi trường giáo dục đáng tin cậy, chất lượng; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, phấn đấu,đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.
  2. 3. Sứ mệnh: Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

          III. Các nhóm phát triển trường giai đoạn 2015 – 2020

  1. Nhóm phát triển hoạt động giáo dục

          1.1. Phát triển giáo dục

          1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục

Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, điều chính nội dung dạy học linh hoạt theo đối tượng học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực của học sinh. Thực hiện chương trình mới (nếu có)

Duy trì dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% học sinh. Dạy học ngoại ngữ đối với 100% học sinh, phấn đấu dạy theo chương trình mới 4 tiết/tuần đối với lớp 3,4,5. Dạy tin học với học sinh lớp 3,4,5.

Tiếp tục áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” cũng như các phương pháp dạy học mới trong tổ chức dạy học, giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục thông qua di sản …

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của học sinh. Từ năm 2015 đến năm 2020 có 99,9% học sinh học đúng độ tuổi ở các khối lớp, 99%-100% học sinh hoàn thành chương trình lớp học, 100% hoàn thành chương trình tiểu học. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ 2.

     1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục

Bảng 9 –  Chỉ tiêu về chất lượng từ năm 2015 đến 2020

Năm học Sĩ số HTCT

lớp học

Điểm kiểm tra cuối năm môn Toán, TV
SL % 9-10 (%) 7-8 (%) 5-6 (%) <5 (%)
2015 – 2016 383 383 100 40 35 24,5 0,5
2016 – 2017 366 364 99,5 41 36  22.5 0.5
2017 – 2018 366 364 99,5 42 36 21.5 0.5
2018 – 2019 386 384 99,5 43 37 19.7 0.3
2019  -2020 383 381 99,5 44 37 18.7 0.3
2020 – 2021 386 384 99,5 45 38 16.7 0.3

          1.1.3. Giải pháp thực hiện

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới công tác đánh gia học sinh theo Thông tư 30. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.

          1.2. Đảm bảo chất lượng

          1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

– Đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giảng dạy. sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ.

– Đảm bảo đủ phòng học để học 2 buổi/ngày, có phòng bộ môn, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy –  học.

– Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; ứng dụng phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý cán bộ giáo viên nhân viên.

– Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí cán bộ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu.

          1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng

– Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

– Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự thao giảng cụm, trường, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…

– Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường và có tay nghề còn yếu. Phấn đấu 80% giáo viên đạt chuyên môn loại tốt, 20% giáo viên đạt loại khá và không có GV đạt yêu cầu.

– Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

– Tăng cường phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục đạo đức cho học sinh trong tất cả các môn học.

– Thực hiện đạt và vượt các chỉ về chất lượng giáo dục và đào tạo như:

+ Đối với học sinh: tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1, học sinh lên hoàn thành chương trình lớp học, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh năng khiếu. Tổ chức được cho học sinh học bán trú.

+ Đối với giáo viên: thực hiện các chỉ tiêu về chuyên đề, dạy tốt, hội giảng, thao giảng, dự giờ, phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, phong trào thi đua …

          1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng

– Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

– Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

– Thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

– Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng về công tác giáo dục học sinh.

– Tổ chức các hoạt đông ngoài giờ lên lớp hiệu quả.

          1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng

– Việc tự đánh giá chất lượng trường học thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

– Công tác tự đánh giá của nhà trường cần thực hiện đầy đủ theo quy trình và tự đánh giá đúng 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí, 84 chỉ số theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

  1. Nhóm phát triển đội ngũ

          2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

          Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:

– Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.

– Đối với Giáo viên: 100% trình độ đào tạo đại học, 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 60% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 25% giáo viên được xếp loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 80% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 20% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện trở lên; 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.

            2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức

            Bảng 10 – Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2015 đến 2020

Năm học Số lớp TS CB, GV, NV CBQL GV NV
Văn hóa ÂN MT TD NN Tin KT

VT

TV

TB

 

YT

Khác
2015-2016 14 30 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 2
2016-2017 14 30 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 2
2017-2018 14 30 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 2
2018-2019 14 30 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 2
2019-2020 14 30 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 2
2020-2021 14 30 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 2

2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

– Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Xây dựng môi trường sư phạm ở trường học trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ  giáo viên, khung cảnh nhà trường và nề nếp học tập, sinh hoạt. Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh bằng những hiểu biết của mình mà còn dạy học sinh bằng cả cuộc đời mình. Vì thế hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể giáo viên thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

– Rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên. Động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên chưa có trình độ ngoại ngữ, tin học tự học để nâng cao trình độ.

– Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, hội giảng giảng, thi giáo viên giỏi, chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được. Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.

– Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Xây dựng bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.

– Phát huy vai trò cá nhân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Từng bước hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

  1. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

          3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

– Xây dựng trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý nhà trường.

– Đầu tư  sửa chữa một số  phòng học, phòng bộ môn, các công trình phụ trợ  đã   xuống cấp để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.    

3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất

Bảng 11– Nhu cầu về đầu tư , sửa chữa cơ sở vật chất giai đoạn 2015 đến 2020

Đơn vị: triệu đồng

Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Diện tích (m2) Thành tiền
Khối phòng học Phòng 14 897  
Khối phòng phục vụ học tập        
– Phòng giáo dục Mĩ thuật Phòng 1 55 200
– Phòng giáo dục Âm nhạc Phòng 1 55 150
– Phòng ngoại ngữ Phòng 1 55 150
– Thư viện Phòng 1 55 150
– Phòng thiết bị giáo dục Phòng 1 55 150
Phòng giáo dục thể chất

Phòng truyền thống và HĐ Đội

Phòng

Phòng

1

1

  50

150

Khối phòng hành chính quản trị        
– Văn phòng Phòng 1   700
– Phòng Y tế Phòng 1    
– Kho Phòng 1    
– Phòng bảo vệ Phòng 1    
 Sân chơi, hệ thống thoát nước 1   500
Tổng cộng 2.200

 

Bảng 12– Nhu cầu về mua sắm trang thiết bị dạy học giai đoạn 2015 đến 2020

Đơn vị: triệu đồng

Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Thành tiền
Thiết bị dạy học tối thiểu Bộ    
Thiết bị dùng chung      
Máy tính Bộ 7 70
Máy chiếu Bộ 1 24
Thiết bị âm thanh Bộ 1 12
Thiết bị phòng giáo dục nghệ thuật Bộ 1 35
Phòng học ngoại ngữ Bộ 1 35
Trang thiết bị phòng thư viện Bộ 21 25
Tổng cộng 201

           

 

 

Bảng 13Dự kiến lộ trình  về đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất giai đoạn 2015 đến 2020

 

Hạng mục đầu tư Dự kiến năm thực hiện
– Sân bê tông 2016-2017
– Phòng thư viện, phòng thiết bị giáo dục 2016 -2017
– Phòng truyền thống và HĐ Đội 2017-2018
-Phòng giáo dục Mĩ thuật 2018-2019
Phòng  Âm nhạc 2019-2020
Phòng ngoại ngữ 2019-2020
– Văn phòng 2020-2021

3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

– Tham mưu với các cấp lãnh đạo sửa chữa và nâng cấp một số phòng học để nhà  trường đảm bảo đủ số phòng học cho học sinh học tập, vui chơi và đầy đủ phòng chức năng.

– Tiếp tục bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị dạy học từ nguồn kinh phí giao quyền tự chủ theo quy định và yêu cầu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục của BGD và Đào tạo.

– Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ dạy học.

– Quy hoạch môi trường bên trong và bên ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường xanh-sạch-đẹp thể hiện môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

  1. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính

          4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính

– Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước và địa phương, vận động nhân dân và cha mẹ học sinh.

– Tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội

          4.2. Giải pháp thực hiện

– Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định

– Tuyên truyền, vận động phụ huynh thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

– Huy động các nguồn lực xã hội khác như: Doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân, hỗ trợ thêm kinh phí trang bị thêm một số trang thiết bị, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

  1. Phát triển và quảng bá thương hiệu

          Thực hiện tốt Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, diễn đàn …

Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên viên chức.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đỗi với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

 

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến chiến lược nhà trường:

– Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020  được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, viên chức nhà trường, cơ quan cấp trên, Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

– Niêm yết công khai Kế hoạch tại bản tin trường.

          1.2. Xây dựng lộ trình

          * Giai đoạn 2015-2017:

– Triển khai chiến lược phát triển đến toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức. Báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

– Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

– Hoàn thành cơ bản xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu đầu tư sửa chữa, nâng cấp sân chơi, phòng học và phòng chức năng; bổ sung trang thiết bị

– Tổ chức cho học sinh ăn bán trú cho học sinh theo tinh thần phụ huynh tự nguyện đăng ký.

– Từng bước xây dựng và giữ vững các tiêu chí của chuẩn Quốc gia mức độ 2

          * Giai đoạn 2017-2020:

– Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

– Tiếp tục thực hiện sửa chữa, nâng cấp sân chơi, phòng học và phòng chức năng; bổ sung trang thiết bị

– Hoàn thành các tiêu chí của chuẩn Quốc gia mức độ 2 để kiểm tra lại.

          1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

– Hiệu trưởng:  Tổ chức triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2015-2020 tới từng cán bộ, giáo viên, viên chức nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

– Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

– Tổ trưởng chuyên môn:

+ Căn cứ chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện

– Giáo viên, viên chức: Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

+ Hằng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

PHẦN IV

KIẾN NGHỊ

 

  1. 1. Đối với Huyện ủy, UBND huyện

– Quan tâm đầu tư các nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ  để theo lộ trình đề ra.

– Quan tâm quy hoạch, đào tạo , bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ đảm bảo cơ cấu cho nhà trường.

  1. 2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

– Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

– Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

       

  1. 3. Đối với chính quyền địa phương

– Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương để giúp cho toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất, phụ huynh học sinh có ý thức  trách nhiệm đối với việc giáo dục con em.

– Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đồng giáo dục quan tâm giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học, tạo nguồn vốn đối ứng, chủ đầu tư những hạng mục lớn; bảo vệ an ninh trật tự trường học, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

Trên đây là chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 đã được thông qua Chi bộ Đảng, Hội đồng trường và tập thể Hội đồng sư phạm. Các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch này./.

 

Nơi nhận:

–          Phòng GD&ĐT (để BC)

–          Đảng ủy, HĐND, UBND xã (để BC)

–          BGH, Các đoàn thể, bộ phận (để thực hiện)

 

 

 

 

 

                   HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

      Trần Thị Hồng Lan